
Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể sử dụng hóa đơn điện tử hợp pháp, thì vấn đề về bảng kê kèm theo HĐĐT cũng là nội dung mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm, đặc biệt là những doanh nghiệp đã quen với việc sử dụng hóa đơn truyền thống, khi chuyển sang HĐĐT sẽ có nhiều vướng mắc phát sinh.
Dựa theo điều 5, nghị định 119/2018/NĐ-CP có quy định các hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
Đối với các doanh nghiệp có danh mục hàng hóa và dịch vụ xuất bán với số lượng lớn thì bảng kê là giấy tờ cực kì quan trọng đi kèm hóa đơn, bảng kê này nhằm kiểm soát, đối chiếu số lượng buôn bán, vận chuyển hang hóa.
Căn cứ vào khoản 1,2, Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính, trong trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh có danh mục hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn số hàng của một trang hóa đơn thì có thể lập nhiều hóa đơn hay sử dụng bảng kê để liệt kê hàng hóa, dịch vụ xuất bán theo hóa đơn.
Quy định trên được áp dụng với hóa đơn giấy bởi hóa đơn giấy bị giới hạn bởi số lượng hàng. Vậy đối với hóa đơn điện tử thì sao?
Đối với hóa đơn điện tử, khi danh mục hàng hóa dịch vụ quá dài, một số cơ quan chức năng Thuế chấp nhận cho phép xuất bảng kê đính kèm hóa đơn điện tử, nhưng cũng có một số cơ quan Thuế không cho phép.
Đơn cử là Công văn số 78552/CT-TTHT của Cục Thuế Hà Nội hay Công văn 9984/CT-TTHT của Cục thuế Bình Dương, không cho phép thành lập bảng kê hóa đơn điện tử. Còn Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh với Công văn 8964/CT-TTHT thì cho phép.
Vì vậy, các doanh nghiệp có ý định xuất bảng kê đính kèm hóa đơn điện tử cần tìm hiểu và căn cứ theo quy định của Cơ quan Thuế theo đúng địa phương để nắm được thông tin cụ thể, để có thể thực hiện đúng Luật đã ban hành