
Bạn đang thắc về hóa đơn điện tử có ngày lập khác ngày ký hóa đơn thì có được sử dụng hợp lệ và kê khai hay không. Sinvoice chia sẽ để doanh nghiệp của bạn nắm rõ hơn.
Vẫn có thể lập hóa đơn trước và ký sau vì theo quy định hóa đơn hợp lệ là phải có chữ ký.
Căn cứ theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Cụ thể ngay tại điểm a khoản 2 Điều 16 quy định về lập hóa đơn quy định về “cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn” như:
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền…”
Theo đó, doanh nghiệp trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử có ngày lập hóa đơn khác với ngày ký hóa đơn cần thực hiện đúng theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính.
Đối với trường hợp kê khai hóa đơn điện tử mà ngày ký hóa đơn điện tử thực hiện sau ngày ngày lập hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.
Ngoài ra, với một trường hợp khác như về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ trong việc điều chuyển hàng hóa giữa các kho trong doanh nghiệp để làm chứng từ giao và nhận hàng hóa cũng như chứng từ trong quá trình vận chuyển không thuộc trường hợp hóa đơn điện tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC.