
Năm 2020 được coi là năm quan trọng khi mà nhiều quy định về hóa đơn điện tử sẽ có hiệu lực từ sau 01/11/2020. Để giúp các kế toán hiểu rõ về việc áp dụng HĐĐT trong năm 2020, sau đây sẽ sẽ tổng hợp và giải đáp những tình huống liên quan đến HĐĐT được quan tâm nhất.
Hoá đơn đã xuất bị sai sót có thể chia làm hai trường hợp. Nếu sai sót về tên, địa chỉ nhưng đúng Mã Số Thuế thì dựa theo thông tư 26/2015/TT-BTC đã ghi rõ “Các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập Hóa đơn điều chỉnh”
Lưu ý, HĐĐT lập sau phải ghi rõ điều chỉnh số lượng hàng hoá, đơn giá, các loại thuế suất cho hoá đơn điện tử số. Căn cứ vào HĐĐT đã điều chỉnh, người bán và mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng quy định pháp luật về việcquản lý thuế, hóa đơn hiện hành.
Căn cứ khoản 3, Điều 7 thông tư 32/2011/TT-BTC ghi rõ “Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau” kèm theo thông báo phát hành của từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Nếu doanh nghiệp buôn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thì đối với mỗi lần bán hàng hóa, dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng 01 hình thức hóa đơn. Cụ thể ở đâ nếu tổ chức kinh doanh đã sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa đó thì không được dùng hóa đơn đặt in hay hóa đơn điện tử thêm nữa.
Người mua, người bán được phép chuyển đổi hóa đơn từ điện tử sang giấy nhằm mục đích phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán. Tuy nhiên, HĐĐT chuyển đổi sang hóa đơn giấy phải đáp ứng quy định tại khoản 2, 3, 4, Điều 12,Thông tư 32/2011/TT-BTC.
Bên cạnh đó, công văn 3501/TCT-CS của Tổng cục thuế ngày cũng hướng dẫn:
Từ đó có thể biết được, Bộ Tài chính và Tổng cục thuế đã thống nhất quan điểm về hóa đơn chuyển đổi để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì phải có dấu người bán.